Bơi lội là một hoạt động rất có lợi cho sức khỏe của bạn, giúp bạn vận động được tất cả các nhóm cơ trên cơ thể. Tuy nhiên, tập luyện quá sức hoặc bơi sai cách có thể dễ dàng khiến bạn bị thương, thậm chí gây nguy hiểm khi dưới nước. Vậy hãy cùng điểm qua một số mẹo phòng ngừa chấn thương mà bạn nên biết.
Vai là bộ phận dễ bị chấn thương nhất vì khi vận động di chuyển trong nước, lực đẩy nước của vai là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Và đó cũng là lý do khiến vai dễ bị chấn thương là do các động tác bơi đòi hỏi vai phải di chuyển quá nhiều về một hướng và trong thời gian quá dài.
Về lâu dài, gân cơ xương sẽ chắc khỏe và cứng cáp hơn. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nếu bạn không được tập luyện thường xuyên nên sẽ tạo ra sự thay đổi, từ đó nguy cơ chấn thương cũng tăng cao.
Cách đeo tai nghe bơi lội bên dưới lớp mũ khi vận động trong nước
Bơi lội là một trong những hoạt động thể thao tốt nhất giúp duỗi thẳng và thư giãn cột sống khi bơi. Tuy nhiên, đó là trong trường hợp bơi đúng kỹ thuật còn nếu bơi không đúng cách, bạn sẽ rất dễ bị đau lưng sau mỗi lần bơi.
Nguyên nhân là do nhiều người khi tập luyện thường thực hiện các động tác bơi với phần ngực nâng cao hơn mức cho phép. Điều này làm căng cơ lưng dưới và gây nhiều áp lực lên cột sống.
Bên cạnh đó, việc hít thở không đúng kỹ thuật cũng là một trong những nguyên nhân gây đau lưng. Vì trong khi bơi, việc ngẩng đầu quá cao để thở có thể làm tăng áp lực lên sinh lực và ảnh hưởng đến cột sống.
Ngoài ra, các chuyển động như xoay người cũng có thể khiến cột sống bị lệch. Nếu kéo dài tình trạng có thể gây ra những chấn thương nguy hiểm khi tập luyện.
Chấn thương hông cũng là một kiểu chấn thương thường gặp khi bơi. Nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương thường là do động tác đẩy chân đẩy nước sai cách. Vì đá rộng quá cũng kèm theo chấn thương đầu gối và hông.
Chấn thương đầu gối sẽ phổ biến nhất đối với những người thường xuyên bơi ếch. Vì khi bơi bạn sẽ phải giậm chân để đẩy nước và tác dụng lực lớn lên các cơ xung quanh đầu gối hoặc gập đầu gối quá mức gây đau nhức chân.
Do đó, bạn cần lưu ý rèn luyện kỹ thuật chân tốt và thay đổi kiểu bơi thường xuyên để tránh nguy cơ chấn thương cũng như là tập luyện cẩn thận để đảm bảo kỹ thuật đúng.
Với mỗi chấn thương khác nhau thì sẽ có những cách xử lý khác nhau. Do đó, bạn cần xác định được chấn thương mình gặp thuộc loại nào để biết cách xử lý:
Sau khi bơi nếu bạn bị những cơn đau âm ỉ kéo dài đến trên 2 ngày, bạn không nên tự điều trị tại nhà mà hãy đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ chẩn đoán. Tránh đi những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn khi không được điều trị đúng cách.
Hoặc nếu bạn cảm thấy đau cơ sau khi tập, bạn nên dùng đá lạnh lăn lên vùng bị đau trong 10 phút. Thực hiện nhiều lần trong ngày để giảm đau, đồng thời nên kết hợp các bài tập bơi khác nhau để tránh tạo áp lực quá lớn lên các bộ phận.
Làm quen với môi trường nước trước khi bắt đầu bơi
Thông thường, chấn thương cổ vai gáy sẽ do kỹ thuật bơi không đúng, bằng cách nâng đầu quá cao lên khỏi mặt nước. Vì vậy, bạn nên ưu tiên các bài tập hỗ trợ vùng cổ và vai để các cơ được thư giãn. Đồng thời tập thở đúng cách để tránh việc thở sai kỹ thuật trở thành thói quen khi bơi.
Trong những trường hợp bị chấn thương các cổ khớp xoay, bạn nên hạn chế vận động và luân phiên xoa bóp để làm ấm vùng bị đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện các bài tập giúp tăng cường cơ bắp và thư giãn cơ lưng để giảm đau.
Thay vì để khi gặp chấn thương rồi mới có kinh nghiệm, bạn có thể chủ động trong việc phòng tránh những khả năng có thể gây chấn thương khi bơi lội như:
Khởi động các khớp như cổ tay, cổ chân, khớp vai, khuỷu tay, đầu gối, cổ sẽ giúp làm nóng để cơ thể thích nghi với vận động trong quá trình bơi. Đồng thời, bạn cũng nên kết hợp các bài tập chạy bộ tại chỗ và kết hợp với các động tác bơi mô phỏng trên cạn.
Sau khi xuống nước, tránh thực hiện ngay các động tác bơi phối hợp mà nên tập trước từ các bài thở, động tác chân, tay theo thứ tự. Khi cơ thể đã dần thích nghi trong môi trường nước, bạn nên bắt đầu bơi kết hợp.
Đồng thời, thay vì chỉ tập đi tập lại một động tác, bạn nên thực hiện luân phiên các động tác vuốt để giảm áp lực lặp đi lặp lại lên các mô khớp.
Ngoài ra, nếu cảm thấy mỏi cơ, bạn nên nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi.
Lựa chọn dòng tai nghe bơi lội thích hợp khi sử dụng
Khi đi bơi, bên cạnh những chấn thương do bơi không đúng kỹ thuật thì đau tai khi bơi cũng là một trong những nguy cơ bạn có thể gặp phải nếu sử dụng thiết bị nghe nhạc dưới nước không phù hợp.
Vì trong môi trường nước khi bơi, với lực của nước, hoạt động của cơ thể sẽ khiến tai của bạn gặp những tổn thương khi sử dụng tai nghe trong thời gian dài.
Ngoài ra trong quá trình bơi, mũ bơi và tai nghe cũng dễ bị rơi ra do sóng nước đập vào gây gián đoạn quá trình tập luyện. Do đó nên việc lựa chọn một chiếc tai nghe bơi phù hợp là vô cùng quan trọng giúp bạn đỡ đau tai và giảm bớt cảm giác khi bơi.
Vậy khi đi bơi nên chọn dùng loại tai nghe nào? Một trong những loại tai nghe bơi lội mà bạn có thể tham khảo chính là dòng tai nghe kèm công nghệ truyền âm qua xương tích hợp trong mẫu OpenSwim đến từ nhà Shokz.
Với công nghệ này, bạn không cần phải đặt tai nghe vào tai mà vẫn có thể trải nghiệm âm thanh sắc nét và rõ ràng, hạn chế mọi nguy cơ gây đau tai trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, viền ngoài chiếc tai nghe còn được thiết kế ôm sát đầu nên dù áp lực nước lớn hay bạn thực hiện các động tác mạnh thì cũng khó bị rơi ra.
>>> Xem thêm: 6 tiêu chí chọn tai nghe bơi lội không thể bỏ qua
Và đó là tổng hợp những chấn thương cũng như là cách xử lý và biện pháp phòng tránh trong quá trình tập luyện bơi lội. Mong rằng những thông tin trên mà được mang lại có thể giúp ích cho bạn và cả sự thư giãn với tai nghe bơi lội khi gắn bó với bộ môn thể thao này.
Tài khoản giao dịch Doanh nghiệp là một công cụ quan trọng trong quản lý tài chính cho các doanh…
Tài khoản ngân hàng Doanh nghiệp không chỉ là một công cụ quản lý tài chính mà còn là trái…
Trong cuộc sống hiện đại, tài khoản ngân hàng không chỉ đơn thuần là nơi để lưu trữ tiền mặt,…
Bạn đang muốn khởi nghiệp nhưng luôn lo lắng về những rủi ro tiềm ẩn và khó đạt hiệu quả…
Bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao cần lưu ý an toàn khi sử dụng thẻ rút tiền…
Ngân hàng điện tử ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Với sự…