Nếu bạn là người đang tìm cách bắt đầu tổ chức lại tài chính bản thân, quản lý tiền hiệu quả và giỏi hơn trong việc đưa ra các quyết định tài chính, thì dưới đây là một vài phương pháp hữu hiệu giúp cải thiện cách quản lý tài chính cá nhân của bạn một cách hiệu quả hơn.
Đặt mục tiêu tài chính
Xác định một kế hoạch tài chính có chiến lược là chìa khóa quan trọng – Bước này giúp bạn hiểu mục đích của các bước tiếp theo và cung cấp cho bạn định hướng khi liên quan đến tiền của bạn. Phải có mục tiêu bạn mới có thể quản lý tài chính đúng hướng, bạn sẽ dễ dàng đến được cái đích cuối cùng mà bạn mong muốn.
Lấy ví dụ:
Bạn có muốn tiết kiệm cho một kỳ nghỉ với gia đình vào mùa hè tới? Bạn có hy vọng thoát khỏi nợ nần để có thể toàn tâm toàn ý vào việc trả trước một căn nhà không? Bạn có muốn dành 10% thu nhập của mình bắt đầu từ bây giờ để làm việc cho tổ ấm hưu trí mai sau của bạn không?
Thiết lập mục tiêu tạo động lực cho bản thân
Đây là những ví dụ về các mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Hãy nhắm mục tiêu cho riêng mình. Nhưng nếu các mục tiêu dài hạn hơn có vẻ như là một cam kết khó có khả thi cùng áp lực lớn với bạn, điều đó cũng không sao. Thay vào đó, hãy nghĩ về tương lai gần: Chia các mục tiêu to lớn thành nhiều phần nhỏ hơn (và số tiền nhỏ hơn) khiến chúng dễ thực hiện hơn nhiều.
Với những mục tiêu này trong tay, bạn sẽ có động lực để lập ngân sách, tự động hóa khoản tiết kiệm và tránh xa nợ nần. Sau đó, bạn có thể dễ dàng thực hiện các kế hoạch lớn hơn cho tương lai tài chính của mình như tiết kiệm hưu trí, quỹ khẩn cấp và tài khoản đầu tư.
Cách quản lý tài chính cá nhân theo nguyên tắc SMART
Hãy là người lập kế hoạch tài chính của riêng bạn và Đặt ra các mục tiêu tài chính THÔNG MINH dựa trên nguyên tắc Smart – cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, thực tế và có thời hạn – để thiết lập cho mình phương thức quản lý tài chính thành công. Một phần quan trọng của việc thiết lập mục tiêu cũng là đưa ra danh sách những trở ngại tiềm ẩn và cách khắc phục chúng. Bằng cách lập kế hoạch dự phòng ngay từ đầu, bạn sẽ không vấp ngã và chùn bước khi cuộc sống cản trở kế hoạch của bạn.
Lập mục tiêu thông minh là cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Tạo thói quen quản lý ngân sách
Bạn không thể quản lý tài chính tốt được nếu không có một ngân sách cụ thể và có trách nhiệm, kỷ luật và kiên định với ngân sách của cá nhân. Ngân sách của bạn – do bạn thiết kế – quyết định số tiền bạn có thể chi tiêu mỗi tháng dựa trên thu nhập của bạn. Khi tuân thủ kế hoạch ngân sách được xây dựng cẩn thận, bạn sẽ có những gì mình cần và sẽ không bị cám dỗ sử dụng tín dụng để chi tiêu vượt quá khả năng của mình. Từ đó đưa ra những quyết định giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn.
Đặt giới hạn ngân sách cho bản thân
Phương pháp 3 tài khoản
Dưới đây là một kỹ thuật rất hữu hiệu giúp bạn dễ dàng quản lý tài chính cá nhân đó là phương pháp 3 tài khoản. Bạn hãy chia toàn bộ thu nhập mà bản thân đang có thành 3 tài khoản bao gồm:
Tài khoản Sống
Là tài khoản của các nhu yếu phẩm, những khoản bắt buộc bạn phải trả hàng tháng. Đó có thể là tiền nhà, tiền xăng, tiền điện, tiền nước, tiền học phí,… Mọi thứ đó, là những khoản cố định mà bạn bắt buộc phải chi trả cho mỗi tháng. Hãy nghĩ xem, nếu tháng này mà không có tiền đóng tiền nhà đi, thì nguy cơ đi bụi là hiển nhiên. Đây là tài khoản đầu tiên cũng như quan trọng nhất phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của bạn. Mỗi tháng các bạn cần phải chi tiêu bao nhiêu, hãy liệt kê ra hết, liệt kê càng kỹ càng tốt, càng chi tiết càng hữu hiệu. Và không được để sót bất kì một khoản nào.
Tính toán khoản cố định cho những thứ bắt buộc phải chi trả
Tài khoản tiết kiệm
Tài khoản này có thể được lập nên từ 15% lương của bạn. Dù các bạn làm lương bao nhiêu thì cũng cần phải có 15% lương trích ra để bỏ tiết kiệm. Đây có thể nói là số tiền mà nếu như không có thì tương lai sẽ rất tăm tối. Tại vì cuộc đời này chứa đựng vô vàn biến động. Không nói chi xa, chỉ cần một cái thiệp đám cưới thôi mà cũng đủ để mang lại cảm giác rầu rĩ và buồn bã cho bạn rồi. Việc có cho mình một khoản tiết kiệm sẽ giải tỏa cho bạn toàn bộ cảm xúc đó. Và tiền đám cưới cũng không phải là khoản tiền duy nhất có thể đột nhiên rớt xuống gây khó khăn cho bạn. Tiền bệnh tật, tiền sửa xe, sửa máy tính,… rất nhiều những thứ trời ơi đất hỡi khác. Chính vì lý do đó, tài khoản tiết kiệm rất quan trọng, nó giải phóng cho bạn khỏi những áp lực tài chính không lường trước được.
>>> Xem thêm: Lợi ích của chuyển tiền nhanh NAPAS? Lý do Gen Z yêu thích sử dụng dịch vụ này
Tiết kiệm là đầu tư cho tương lai
Nếu có thể, thì bạn có thể trích tiền tiết kiệm tự động luôn. Các bạn có thể liên hệ ngân hàng và nói rằng bạn có nhu cầu mở một sổ tiết kiệm. Và sổ tiết kiệm này có thể trích một khoản tiền tự động hàng tháng từ thẻ ngân hàng của bạn để tự gửi vào trong sổ. Không những thế, bạn có thể đặt kỳ hạn cho tài khoản tiết kiệm này ví dụ như là 3 tháng chẳng hạn. Cần đặt kỳ hạn cho tài khoản tiết kiệm để làm gì? Để bạn không rút được liền, vì với ý nghĩ là tiền mình muốn rút khi nào thì rút thì tới khi các bạn chi tiêu hay mua sắm quá mức thì các bạn cũng sẽ rút ra để tiêu dùng. Bạn nên đặt ra một kỳ hạn cho bản thân để có trách nhiệm với những quyết định chi tiêu của mình, cũng như chỉ rút và chỉ chịu tiền phạt vì rút sớm hạn trong những trường hợp vô cùng cấp bách. Còn bình thường sẽ không rút được.
Tài khoản mong muốn
Tài khoản cuối cùng là tài khoản giúp thỏa mãn những mong muốn cá nhân của bạn. Bạn muốn mua sắm gì, tham gia những loại hình giải trí nào, muốn ăn uống món ngon vật lạ gì,… thì lấy khoản tiền từ cái tài khoản này để xài. Bạn muốn mua đôi giày mới, muốn ăn nhà hàng, muốn uống một ly trà sữa, mua một cuốn sách,… cứ lấy từ khoản tiền mà chi trả.
Tự thưởng cho bản thân bằng những món quà thích hợp với số tiền có trong tài khoản
Cứ thoải mái xài sao cũng được, nhưng tuyệt đối chỉ lấy tiền trong tài khoản này thôi. Hãy thường xuyên đếm tiền trong tài khoản này. Chỉ cần đếm thôi là các bạn sẽ biết rất rõ về chi tiêu hàng tháng, những giới hạn nào về tài chính mà các bạn cần phải có.
Khi nguồn thu nhập đã được chia ra rõ ràng từng phần như vậy rồi bạn sẽ được cái nhìn tổng quan nhất về ngân sách cũng như giới hạn chi tiêu của từng tài khoản. Từ đó, bạn sẽ hiểu rõ nguồn tiền của mình vào và ra như thế nào. Quyết định nào là khôn ngoan hay ngu ngốc khi chi tiêu 1 trong 3 tài khoản và cân đo đong đếm sao cho nó hợp lý. Chỉ cần như thế là bạn đã cải thiện, có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc quản lý tài chính của mình.
Cách quản lý tài chính cá nhân với TNEX
Để quản lý tài chính tốt hơn, các bạn có thể đặt ra cho mình những hạn mức chi tiêu cho các khoản ngân sách thu chi của bản thân mình.
- Bước 1: Truy cập vào Danh mục Tài khoản trên TNEX App
- Bước 2: Chọn Đặt hạn mức chi tiêu cho tháng mới
- Bước 3: Kéo trái, phải để điều chỉnh số tiền
- Bước 4: Hoàn thành
Đặt hạn mức dễ dàng không lo ăn mì tôm cuối tháng nữa rồi
Cài đặt hạn mức chi tiêu để em ví không bị “đói” nhé các bạn.
Mong rằng, chỉ với vài thay đổi nhỏ trên đây có thể giúp các bạn quản lý tài chính hiệu quả cũng như tiết kiệm được thêm kha khá tiền. giải phóng được cho các bạn phần nào áp lực tài chính, và một nguồn thu nhập tốt hơn trong tương lai.