Khi sử dụng tai nghe, một số người thường gặp tình trạng đau tai vì một số thói quen phổ biến như điều chỉnh âm lượng quá lớn, nghe nhạc trong thời gian dài và một trong những lý do quan trọng nhất là không vệ sinh tai nghe thường xuyên. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại tai với những đặc điểm khác nhau, do đó cũng cần vệ sinh theo những cách chuyên biệt để có thể mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất. Ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về cách vệ sinh tai nghe để không bị đau tai khi sử dụng nhé.
Tại sao cần vệ sinh tai nghe thường xuyên?
Bảo vệ sức khoẻ, giảm tình trạng đau tai
Tai nghe được sử dụng sau một khoảng thời gian sẽ có thể bị bám bụi bẩn và vi khuẩn kể cả từ môi trường bên ngoài và cả môi trường bên trong tai của bạn. Bên cạnh đó, khi sử dụng một số loại tai nghe trong thời gian dài còn có thể gây tình trạng kín khí, không tốt cho tai và có thể dẫn đến đau tai. Vì thế, việc vệ sinh tai nghe thường xuyên giúp bạn bảo giữ được sức khoẻ, bảo vệ tai không bị đau và viêm nhiễm.
Vệ sinh tai nghe giúp giảm tình trạng đau tai
Đảm bảo chất lượng và kéo dài tuổi thọ tai nghe
Việc vệ sinh thường xuyên không chỉ khiến cho tai nghe giữ được độ mới về mặt hình thức mà còn giảm được tình trạng hư hỏng và chất lượng âm thanh không bị đi xuống mà còn giúp tăng tuổi thọ sản phẩm.
Đảm bảo chất lượng và kéo dài tuổi thọ tai nghe
Những lưu ý khi vệ sinh tai nghe
- Không dùng các chất tẩy rửa quá mạnh như thuốc tẩy, axeton,…. vì những chất này có thể làm hỏng lớp sơn, hoạ tiết hoặc phần da trên pad tai
- Khi vệ sinh khu vực micro, hạn chế để phần thoát khí của tai nghe bị ngập trong nước.
Các bước vệ sinh tai nghe
Vệ sinh tai nghe on-ear và over-ear
- Bước 1: Bạn cần tháo miếng đệm tai ra khỏi tai nghe, sau đó dùng khăn ấm thấm cồn (2 – 3 giọt) hoặc không và lau toàn bộ tai nghe. Trường hợp không tháo được thì bạn có thể lau luôn phần đệm tai.
Tháo đệm tai để vệ sinh tai nghe
- Bước 2: Sau khi tháo miếng đệm tai, bạn dùng khăn lau sạch bằng nước ấm và xà phòng pha loãng. Với những phần kẽ nhỏ nếu khó vệ sinh, bạn có thể dùng bông tai có nước xà phòng để lau những kẽ đó từ 2-3 lần.
- Bước 3: Dùng khăn ẩm bao quanh và kéo dọc để vệ sinh phần dây nghe (nếu có). Nếu tai nghe của bạn có phần đệm đầu, hãy vệ sinh đệm đầu theo cách tương tự như bước 2.
- Bước 4: Lau mọi thứ lại bằng khăn khô. Nếu cần, bạn có thể phơi phân đệm tai trước gió và tránh ánh nắng mặt trời để có thể khô nhanh hơn.
Vệ sinh tai nghe in-ear
- Bước 1: Tháo phần nút tai ra khỏi tai nghe và ngâm vào nước xà phòng. Nếu phần nút tai của bạn làm bằng foam thì chỉ nên chùi sạch bằng khăn ẩm. Sau đó lau khô hoặc để trước gió cho khô hẳn.
- Bước 2: Dùng tăm bông ẩm cẩn thận và lau thật nhẹ phần màn loa
- Bước 3: Lau dọc dây nghe bằng khăn ẩm (nếu có)
Vệ sinh tai nghe earbud
- Bước 1: Sử dụng tăm bông lau nhẹ xung quanh màng loa để làm sạch bụi bẩn
- Bước 2: Dùng khăn ẩm lau quanh tai nghe và dây nghe
Dùng tăm bông lau nhẹ màng tai nghe
Sử dụng và vệ sinh cực dễ với tai nghe không đau tai kiểu dáng open-ear
Ngoài những loại tai nghe kể trên, trên thị trường hiện nay còn xuất hiện tai nghe open-ear với thiết kế mới lạ nổi bật là tai nghe không đau tai OpenMove đến từ nhà Shokz. Được biết đến là loại tai nghe không đau tai thế hệ mới, thiết kế mở là điểm đặc biệt của loại tai nghe này vì không bịt kín lỗ tai, không gây nhiễm khuẩn do viêm nấm, bên cạnh đó vô cùng dễ dàng để vệ sinh. Thêm vào đó, điều làm nên tên gọi tai nghe không đau tai còn đến từ công nghệ truyền âm thanh qua xương vô cùng an toàn những vẫn đảm bảo những khoảnh khắc nghe nhạc trọn vẹn. OpenMove không chỉ phù hợp để tăng năng lượng tập luyện thể thao ngoài trời, mà sản phẩm cũng rất phù hợp với những hoạt động thường ngày khác.
Vệ sinh cực dễ với tai nghe không đau tai OpenMove
>> Xem thêm: Cách sử dụng tai nghe bluetooth không đau tai
Tổng kết
Vệ sinh tai nghe thường xuyên là một trong những cách giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và đau tai khi sử dụng thiết bị này. Mong là bạn đã biết được những cách vệ sinh hữu ích cho từng loại tai nghe mà mình đang sử dụng.