Chạy bộ mỗi ngày có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giúp giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch, thư giãn bằng tai nghe chạy bộ… Vậy, bạn đã biết cách chạy đúng cách, giữ nhịp độ chạy phù hợp, để bạn không bị cảm thấy quá mệt mỏi chưa? Dưới đây là một số bí kíp để chạy bộ nhiều nhưng giúp bạn không bị mệt và mất sức nhiều.
Chuẩn bị trước khi chạy
Trước khi chạy, bạn nên giữ cho sức khỏe ở trạng thái tốt nhất bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ thức ăn, hạn chế tiêu thụ thức ăn ít dinh dưỡng, uống nhiều nước. Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý không những giúp bạn có sức khỏe tốt mà còn giúp bạn có một vóc dáng cân đối. Chạy bộ cần được cung cấp lượng lớn nguồn năng lượng dồi dào dưới dạng glycogen. Nếu tham gia những cuộc chạy dài trên 1 giờ, bạn nên ăn uống đầy đủ trước khi chạy nhé !
Chạy bộ giúp bạn duy trì vóc dáng
Đồng thời, bạn hãy khởi động thật kĩ trước khi chạy vì nó sẽ giúp não nhận biết được bạn đang chuẩn bị làm gì, đồng thời giúp bôi trơn các cơ, khớp. Trong quá trình chuẩn bị, bạn cần chú ý nhiều để thực hiện các động tác kéo căng cơ chân. Các động tác làm ấm cơ bắp như chạy bước nhỏ, nâng cao đùi,… là rất cần thiết, đặc biệt nếu bạn chạy dưới trời lạnh. Bắt đầu khởi động bằng cách chạy chậm hoặc đi bộ trong khoảng 10 – 15 phút để máu được bơm và làm nóng nhiệt độ cơ thể, thêm các động tác giãn cơ để tránh tình trạng chấn thương không mong muốn nhé!
Tìm năng lượng trong quá trình chạy: thở đúng, tư thế đúng, nghe nhạc với tai nghe chạy bộ
Tập hít thở thật sâu bằng mũi rồi thở chậm ra bằng miệng. Kết hợp giữa nhịp thở chậm với nhịp chạy bộ sẽ rất tốt cho cơ thể bạn cũng như để quá trình luyện tập đạt hiệu quả hơn. Bạn nên chạy chậm khi mới bắt đầu rồi sau đó tăng dần tốc độ chạy cho tới khi đạt nhịp độ mong muốn. Kiểm soát tốc độ chạy phù hợp giúp bạn đạt được mục tiêu với cự ly xa mà không cảm thấy mệt mỏi. Mỗi khi cảm thấy hụt hơi, hãy từ từ giảm tốc độ để cơ thể điều hòa lại. Đồng thời, uống 1 ngụm nước để bổ sung thêm năng lượng, chạy với nhịp độ chậm rồi tăng dần, không cần chạy quá nhanh. Nếu cảm thấy đau nhức thì đây là dấu hiệu bạn đã tập quá sức, nên tập trung vào việc cải thiện sức khỏe sức bền vì đây là biện pháp đầu tiên giúp bạn chạy xa mà không bị mất sức.
Nâng cao sức khỏe, sức bền
Điều chỉnh tư thế chạy với thân trên thẳng, không cong thắt lưng. Với tư thế này, hô hấp của bạn sẽ được hiệu quả và dễ dàng hơn khi hoạt động đồng thời ngăn chặn được sự chèn ép của cơ hoành. Các động tác cúi người hoặc khom lưng sẽ làm giảm dung tích phổi và tăng nhịp thở khi chạy. Tập thở từ bụng ngược với ngực, cố gắng sử dụng cơ hoành để lấp đầy, làm trống phổi hoàn toàn. Thở bằng bụng giúp phổi có thêm nhiều không gian để mở rộng hơn từ đó tránh tình trạng đau xóc hông (do thở quá nhanh).
Tạo cho mình thói quen luyện tập hằng ngày sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt
Âm nhạc sẽ giúp bạn giữ nhịp chạy đều, tăng năng lượng để chạy. Bạn có thể sử dụng tai nghe chạy bộ và nghe những bài hát yêu thích phù hợp với tâm trạng của mình để có động lực khi chạy. Tai nghe thể thao Shokz OpenRun Pro với công nghệ truyền âm thanh qua xương đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cần thiết giúp cho bạn có những khoảng thời gian tập luyện với hiệu suất cao nhất.
>>> Xem thêm: Cách chọn thiết bị nghe nhạc khi chạy bộ hiệu quả
Tai nghe chạy bộ Shokz OpenRun Pro
Sau khi chạy bộ
Sau khi chạy bộ, bạn không nên ngồi nghỉ ngay lập tức mà nên giảm tốc độ chạy chậm cho tới đi bộ từ từ để điều chỉnh lại nhịp thở, thực hiện các động tác giãn cơ để cơ thể mau hồi phục. Bạn không cần phải tập chạy cả 7 ngày/tuần, hãy dành 1 – 2 ngày trong tuần để nghỉ ngơi nhé. Đồng thời, hãy nạp năng lượng cho cơ thể để bắt đầu quá trình hồi phục, sử dụng các thực phẩm giàu protein và carb để bổ sung năng lượng.
Tạm kết
Bên trên chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn bí kíp để chạy bộ nhiều mà không bị mất sức mà còn đạt được hiệu quả cao. Sản phẩm tai nghe chạy bộ Shokz OpenRun Pro hiện đã có mặt trên thị trường Việt Nam với giá hấp dẫn, vào ngay trang chủ Shokz để biết thêm chi tiết nhé!