Các ổ cứng thường có một số bộ nối để tiếp xúc với máy tính, nhận điện năng và đôi khi để tiếp đất cho khung hệ thống. Hầu hết các ổ đĩa đều có ít nhất ba loại bộ nối:
Bộ nối giao diện (Interface connector).
Bộ nối nguồn (Power connector).
Bộ nối tiếp đất tùy chọn (Optional ground connector) (tab)
Trong số này, các bộ nối giao diện là quan trọng nhất bởi vì chúng mang dữ liệu và các tín hiệu lệnh giữa hệ thống và ổ đĩa. Trong hầu hết trường hợp, các cáp giao diện ổ đĩa có thể được kết nối trong cấu hình theo chuỗi (daisy-chain) hoặc loại bus (bus-type). Phần lớn các giao diện đều hỗ trợ ít nhất hai thiết bị. Giao diện cũ hơn, chẳng hạn như ST-506/412 hoặc ESDI (Enhanced Small Device Interface), sử dụng các cáp riêng cho các tín hiệu dữ liệu và kiểm soát, nhưng các ổ đĩa SCSI, ATA (AT Attachment) và Serial ATA có một bộ nối dữ liệu trên mỗi đĩa.
◄ ◄ Xem chương kế tiếp tại đây.
Điện năng được cung cấp thông qua bộ nối điện năng thiết bị ngoại vi bốn chân chốt được tìm thấy ở tất cả các nguồn cung cấp điện của PC. Hầu hết các đĩa cứng đều sử dụng cả hai nguồn 5 và l2volt, mặc dù một số ổ đĩa nhỏ hơn được thiết kế dành cho các ứng dụng di động chỉ sử dụng nguồn 5volt. Trong hầu hết trường hợp, nguồn l2volt vận hành cả motor trục quay, bộ truyền động đầu từ và nguồn 5volt vận hành mạch điện. Hãy chắc rằng các nguồn cung cấp điện của bạn có thể cung cấp đầy đủ điện năng cho ổ cứng được lắp đặt trong hệ thống.
Sự tiêu thụ điện năng 12volt của một ổ đĩa thường khác nhau tuỳ vào kích cỡ vật lý của bộ phận. Các ổ đĩa càng lớn thì chúng quay càng nhanh. Ngoài ra, càng có nhiều platter để quay thì lại càng tốn điện. Ví dụ, hầu hết các ổ đĩa 3 1/2″ trên thị trường hiện nay sử dụng xấp xỉ một nửa đến một phần tư điện năng (tính bằng watt) của ổ đĩa 5 l/4″ cũ. Một số ổ cứng rất nhỏ (2 1/2″ hay l .8″) chỉ tiêu thụ điện cỡ l watt hoặc ít hơn!
Một dải tiếp đất cung cấp một kết nối tiếp đất tùy chọn giữa ổ đĩa và khung của hệ thống, ở hầu hết các máy tính, ổ cứng được bắt vít trực tiếp vào khung, hay ổ đĩa được tiếp đất thông qua các dây kim loại tiếp đất trong bộ nối điện, do đó không cần thiết phải có thêm dây kim loại tiếp đất nữa.
Các mục cấu hình
Cấu hình một ổ cứng để cài đặt trong một hệ thống, bạn thường phải đặt một số cầu nháy đúng cách (và có thể định giới hạn các điện trở). Các mục này thường khác nhau tùy vào loại giao diện mà ổ đĩa hỗ trợ, nhưng có thể cũng hơi khác nhau giữa ổ đĩa này với ổ đĩa khác.
Các tính năng của ổ cứng
Để đưa ra một quyết định sáng suốt nhất khi mua một ổ cứng cho hệ thống laptop của bạn hoặc để phân biệt sự khác biệt giữa một ổ cứng hiệu này với một ổ cứng hiệu khác, bạn cần xem xét nhiều tính năng. Phần này khảo sát một số vấn đề bạn cần cân nhắc khi đánh giá các ổ đĩa :
Dung lượng
Tốc độ
Sự tin cậy
Giá thành
Hệ luận Parkinson nổi tiếng có thể áp dụng cho các ổ cứng: ” Dữ liệu phát triển theo không gian có thể cho sự lưu trữ”. Dĩ nhiên điều này có nghĩa là không quan trọng là bạn có một ổ đĩa lớn như thế nào, bạn cũng sẽ tìm ra cái gì đó để lưu vào nó.
Nếu ổ cứng hiện tại của bạn đã đầy, bạn có thể tự hỏi. “Không gian lưu trữ bao nhiêu thì là đủ?” Bởi vì có nhiều khả năng là bạn xài nhiều hơn bạn có, bạn nên nhắm đến mục tiêu cao và hãy mua một ổ đĩa phù hợp lớn nhất trong tầm ngân sách của bạn. Các hệ thống hiện đại được sử dụng để lưu trữ nhiều loại tập tin lớn, bao gồm hình ảnh, âm nhạc, video kỹ thuật số, các hệ điều hành mới, các ứng dụng và chương trình trò chơi. Các tệp tin hình ảnh, âm nhạc, đặc biệt là video cần số lượng lưu trữ lớn, chiếm hàng trăm gigabyte hay thậm chí terabyte. Mặc dù hầu hết các ổ đĩa ngày nay cũng lưu được hàng trăm gigabyte, nhiều người vẫn cần lưu trữ nhiều lần hơn nữa.
Dùng hết không gian gây ra vô khối vấn đề trong hệ thống hiện đại, chủ yếu là do Window, cũng như nhiều các ứng dụng mới, sử dụng một số lớn không gian ổ đĩa cho các file tạm và bộ nhớ ảo. Khi Window dùng hết không gian ổ đĩa, hệ thống sẽ không ổn định, sụp và việc mất dữ liệu là điều không thể tránh khỏi.
Các giới hạn của dung lượng
Bạn có thể sử dụng một ổ cứng lớn như thế nào tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm giao diện, các trình điều khiển, hệ điều hành cũng như hệ thống tệp tin mà bạn chọn.
Khi ổ đĩa ATA đầu tiên được sản xuất vào năm 1986, chúng có giới hạn dung lượng tối đa 137GB (65.536 x I6 x 255 sector). BIOS cũng đưa ra thêm việc dung lượng bị hạn chế 8.4GB trong các hệ thống trước năm 1998 và 528MB trong các hệ thống trước năm 1994. Tuy nhiên, ngay cả khi các vấn đề BIOS đà được giải quyết, giới hạn 137GB của ổ đĩa ATA vẫn còn tồn tại. May mắn là giới hạn này đã bị phá vỡ trong đặc điểm kỹ thuật ổ đĩa ATA-6 được phác thảo vào năm 2001. Ổ đĩa ATA-6 làm tăng sự sắp xếp định địa chỉ được dùng bởi ổ đĩa ATA cho phép dung lượng ổ đĩa phát triển đến 144PB (một ngàn triệu triệu byte, hoặc nghìn triệu triệu byte), là 248 sector. Điều này đã mở ra một cánh cửa cho phép các ổ đĩa ATA hơn 137GB được sản xuất.