4 cách quản lý chi tiêu để tiết kiệm nhiều hơn mỗi ngày

Tiết kiệm cũng quan trọng như việc bạn tạo ra thu nhập. Việc tiết kiệm tiền mỗi ngày sẽ tạo ra một nền tảng tài chính vững chắc cho cá nhân cũng như gia đình của bạn. Vậy làm sao để tiết kiệm một cách hiệu quả. Dưới đây là một số cách quản lý chi tiêu để bạn tham khảo và áp dụng cho bản thân.

Sổ tiết kiệm Kakeibo

Sổ tiết kiệm Kakeibo là một loại sổ ghi chép thu chi rất phổ biến tại Nhật Bản. Vốn đề cao tính kỷ luật, ới bản tính quy củ của mình, người Nhật sử dụng rất tốt phương pháp này, tuy có vẻ truyền thống, thế nhưng hiệu quả của sổ Kakeibo là không thể nghi ngờ. Bạn có thể quản lý chi tiêu cá nhân lẫn gia đình bằng phương pháp này. Sử dụng sổ Kakeibo như sau:

Bước 1: Ghi lại các khoản thu nhập của bạn vào đầu tháng.

Bước 2: Ghi các khoản tiêu cố định hằng tháng (tiền nhà, điện, nước…)

Bước 3: Ghi số tiền tiết kiệm bạn mong muốn tiết kiệm được trong tháng này. Tùy theo các khoản thu nhập – tiêu dùng của bạn mà điều chỉnh cho hợp lý.

Bước 4: Phần tiền còn dư ra sau khi trừ tiền tiết kiệm và khoản tiêu cố định sẽ được chia làm 4 nhóm : Thiết yếu (thực phẩm, xăng xe…); Không tiết yếu (là các khoản bạn có thể tùy chọn được); Giải trí, tinh thần (sách báo, xem phim,…); Phát sinh (các khoản bạn khó tính trước được như hiếu hỷ, sinh nhật người thân…).

Bước 5: Vào cuối tháng, bạn tổng kết số tiền đã dùng, có hoàn thành mục tiêu tiết kiệm hay không và rút kinh nghiệm cho tháng sau.

Với sự phổ biến và được người Nhật tin dùng đã hơn 100 năm, bạn có thể tin tưởng vào phương pháp này. Nhưng quan trọng nhất vẫn là quyết tâm của bạn.

Sổ Kakeibo

Quản lý chi tiêu bằng Excel

Phương pháp quản lý chi tiêu bằng trang tính của Excel cũng gần giống với Kakeibo, thế nhưng cuốn sổ này sẽ được “số hóa”. Đây là phương pháp dành cho các bạn năng động, lười ghi chép tay hoặc để dễ quản lý chi tiêu trên nhiều thiết bị. Các bước tạo một trang quản lý chi tiêu trên Excel cũng khá là đơn giản:

Bước 1: Dùng phần mềm Excel để tạo 1 trang tính mới

Bước 2: Điền vào các dữ liệu thu – chi hằng tháng. Độ chi tiết và phân nhóm có thể tùy biến, cá nhân hóa cho phù hợp với bạn.

Bước 3: Tính tổng thu và tổng chi bằng hàm SUM

Bước 4: Tạo ô dữ liệu “Tiền dư” được tạo từ kết quả ô “tổng thu” trừ cho ô “tổng chi” trong bảng hỏi

Bước 5: Hết tháng bạn lại tổng kết xem mình tiết kiệm được bao nhiêu tiền.

Đây là phương pháp có khả năng tùy biến và thích nghi cao, phù hợp với các bạn trẻ năng động. Việc tính toán cũng sẽ được tính tự động, thế nên bạn có thể nhập số và biến động sẽ ngay lập tức hiện ra. Rất trực quan và hiệu quả. 

Nếu bạn muốn có một ứng dụng giúp bạn quản lý tài chính dễ dàng sử dụng, bạn có thể tham khảo tại đây.

Mẫu ví dụ một trang quản lý tài chính Excel

Phương pháp 50/30/20

Đây là một phương pháp đơn giản, đòi hỏi ít thời gian và công sức hơn, phù hợp cho các bạn mới tiếp cận các phương pháp quản lý tài chính. Việc chỉ chia ra làm 3 mục giúp bạn quản lý dễ dàng hơn thế nhưng lại kém chi tiết hơn 2 phương pháp ở trên. Phương pháp 50/30/20 được chia như sau:

Phần 1 (50%): Phần thu nhập này sẽ dành cho các nhu cầu thiết yếu và bắt buộc. Có thể kể đến như tiền nhà, ăn uống, xăng xe, điện nước…

Phần 2 (30%): Dành cho các nhu cầu cá nhân của bạn. Như giải trí, mua sắm, học tập…

Phần (20%): Là phần thu nhập mà bạn muốn tiết kiệm cho tương lai.

Đây là một phương pháp đơn giản, dễ áp dụng, không cần ghi chép nhiều, bạn có thể áp dụng ngay.

Quản lý tài chính rất quan trọng 

Phương pháp 6 hũ tài chính

Đây như là một “bản nâng cấp” của phương pháp 50/30/20, thế nhưng lại chi tiết hơn khá nhiều. Điều này sẽ giúp bạn nắm được rõ hơn các khoản thu chi hàng tháng của bản thân. Dưới đây là cách phân chia cho 6 hũ tài chính của bạn:

Hũ 1 (55%): Chi tiêu cần thiết – Đây là những chi tiêu thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày của bạn.

Hũ 2 (10%): Đây là khoản thu nhập bạn để dành cho việc tiết kiệm dài hạn

Hũ 3 (10%): Quỹ tự do tài chính cho phép bạn đầu tư sinh lời nhằm tạo ra thêm thu nhập.

Hũ 4 (10%): Đây là phần cho bạn giải trí và hưởng thụ cuộc sống.

Hũ 5 (10%): Giáo dục – để bạn nâng cao trình độ bản thân, đây là một khoản đầu tư cho bản thân và tương lai dài hạn.

Hũ 6 (5%): Giúp đỡ người khác hay từ thiện, hoặc cho các khoản bất ngờ.

Có thể thấy, phương pháp này tập trung lớn vào đầu tư cho tương lai và hạn chế việc giải trí hơn, cũng như không có nhiều tiền dự phòng cho các khoản phát sinh. Từ đó dẫn đến việc bạn cần phải liên tục cập nhật và điều chỉnh 6 hũ tài chính của mình theo hoàn cảnh.

Ngoài các phương pháp tài chính, bạn cần có các nguyên tắc nhằm tiết kiệm 1 cách hiệu quả nhất. Bạn có thể tham khảo các bí quyết giúp bạn tiết kiệm tiền mỗi ngày.

Tổng kết 

Trên đây là 4 cách để bạn có thể bắt đầu quản lý tài chính một cách bài bản và hiệu quả. Mong bạn có thể tiết kiệm tiền mỗi ngày nhằm giúp tương lai rộng mở hơn nhé.

Xem thêm: Top 7 phần mềm quản lý chi tiêu hiệu quả nhất 

Share

Recent Posts

Tài khoản giao dịch Doanh nghiệp: Cách sử dụng và tối ưu hóa

Tài khoản giao dịch Doanh nghiệp là một công cụ quan trọng trong quản lý tài chính cho các doanh…

4 months ago

Tài khoản ngân hàng Doanh nghiệp: Nguồn lực cho sự phát triển kinh doanh

Tài khoản ngân hàng Doanh nghiệp không chỉ là một công cụ quản lý tài chính mà còn là trái…

5 months ago

Đăng ký tài khoản ngân hàng cho Doanh nghiệp

Trong cuộc sống hiện đại, tài khoản ngân hàng không chỉ đơn thuần là nơi để lưu trữ tiền mặt,…

5 months ago

Vay kinh doanh như thế nào để tránh rủi ro và đạt hiệu quả cao

Bạn đang muốn khởi nghiệp nhưng luôn lo lắng về những rủi ro tiềm ẩn và khó đạt hiệu quả…

5 months ago

Các biện pháp an toàn khi sử dụng thẻ rút tiền mặt

Bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao cần lưu ý an toàn khi sử dụng thẻ rút tiền…

5 months ago

TNEX – Ngân hàng điện tử tiên phong đáng tin cậy

Ngân hàng điện tử ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Với sự…

9 months ago