Bạn cần bộ nhớ bao nhiêu thì đủ?

Bộ nhớ bao nhiêu là đủ? Câu hỏi đó vẫn luôn ám ảnh hàng nghìn người sử dụng máy tính trong nhiều năm nay. Đến giờ vẫn chưa có được câu trả lời thực sự thoả đáng.

Xác định dựa vào công việc bạn đang làm hay phần mềm bạn cần sử dụng!

Điều này là đặc biệt quan trọng bởi vì kiểu của bộ nhớ (như DDR, DDR2 hay một số kiểu khác) đã bị quy định bắt buộc cùng bảng mạch chính và bộ vi xử lý. Thế nên bạn phải lựa chọn dung lượng bộ nhớ sao cho phù hợp với thiết bị mới (hoặc các thiết bị có thể được bổ sung thêm sau này).

Tuy nhiên, không phải dễ dàng để xác định được dung lượng bao nhiêu là đủ. Dung lượng bộ nhớ máy tính lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh. Những công việc bạn cần làm, phần mềm bạn đang sử dụng là các yếu tố quyết định để xác định kích thước bộ nhớ phù hợp cho máy tính của bạn. Chúng có thể thay đổi theo từng máy riêng.

Ví dụ, theo Microsoft để chạy được phiên bản Professional của Hệ điều hành Windows, bạn cần RAM 128 MB hoặc ít nhất là 64 MB với phần hỗ trợ rất nhỏ và giới hạn khả năng thực thi của nhiều chương trình! Luôn có một bản mô tả chi tiết kỹ thuật tối thiểu tương ứng với một bộ vi xử lý. Nhưng để máy hoạt động tốt nhất, đừng chỉ sử dụng các thiết bị ở phạm vi tối thiểu đó.

Nói như thế tức là cái máy tính IBM ThinkPad 600X với dung lượng bộ nhớ 64MB nhỏ bé và cổ lỗ sĩ của tôi nên chạy Windows, Microsoft Word và Lotus Notes đều hoạt động hiệu quả nhưng chỉ đến một chừng mực nhất định nào đấy thôi. Windows có nhiều phương pháp xử lý khá hay: Thay vì chỉ chia nhỏ quá trình tạm ngừng nếu dung lượng bộ nhớ còn lại ít, Windows bắt đầu sử dụng đĩa cứng như là bộ nhớ ngoài, thăm dò dữ liệu và các thiết bị nếu cần thiết. Sự khác nhau về tốc độ (ảnh hưởng lên toàn bộ chương trình thực thi) giống như sự khác nhau giữa đi bộ và chạy thi bằng một con ngựa đua.

Tiến hành kiểm tra

Chúng ta thử tiến hành kiểm tra xem phần bộ nhớ thêm vào tác động lên máy tính ra sao.

Trước hết bạn cần phải có một máy tính với dung lượng bộ nhớ khoảng từ 512MB cho tới 2GB; một DIMM Ballistix 240-pin, module bộ nhớ DDR2 PC2-6400 (P/N # CT6464AA53E) của Crucial Technology.

Đây là module thực thi có cấu trúc cao nên thường đắt. Bạn cũng có thể sử dụng module tương đương như tiêu chuẩn PC2-4200 của Crucial (P/N # CT6464AA53E) với giá.

Thứ hai bạn cần hai phần mềm là : COSBI- OpenSourceMark (OSMark) và Ulead VideoStudio 10 Plus.

OSMark là chương trình benmark tổng hợp, nghĩa là không có một ứng dụng kinh tế thực nào trong phần mềm này. OSMark được thiết kế để kiểm tra tất cả hệ thống con (CPU, bộ nhớ, các thiết bị đồ hoạ, ổ cứng), sau đó tính toán con số chương trình thực thi đơn bằng cách kết hợp và xử lý các kết quả riêng rẽ.

VideoStudio là chương trình ứng dụng thực. Ví dụ bạn có thể sử dụng chương trình để phân tách 43 phút của một video clip thành một video truyền hình 60 phút. Sau đó ghép chúng lại thành một chương trình hoàn chỉnh như ban đầu. Chương trình này nâng cao tính tương đương trong máy tính.

Tiếp theo có một thay đổi bạn sẽ phải thực hiện cùng với việc bổ sung bộ nhớ là lựa chọn sử dụng qua lại kiến trúc bộ nhớ dual-channel.

Dual-channel sử dụng module bộ nhớ theo cặp chứ không dùng các thiết bị đơn. Như thế tốt hơn bởi thay vì chỉ có một kênh vừa truyền vừa nhận, Dual-channel cho phép quá trình truyền – nhận diễn ra đồng thời, giúp giảm thời gian truyền tải đi một nửa.

Lưu ý

Bộ nhớ Dual-channel thường thích được dùng hơn nhưng dung lượng bộ nhớ sử dụng tuỳ thuộc vào từng máy, phụ thuộc mục đích bạn sử dụng bộ nhớ để làm gì, đang sử dụng các chương trình nào. Nếu dịch lại video là kế sinh nhai của bạn (hoặc đó được coi là một thú vui nghiêm túc), tiết kiệm được chút thời gian sẽ đem lại hiệu quả lớn trong công việc thì bạn nên đầu tư các thiết bị như hướng dẫn ở trên ngay từ ban đầu. Còn nếu không bạn chỉ nên sử dụng bộ nhớ ở mức 2GB, mà thực tế chỉ nên dừng lại ở 1GB.

Việc dịch các video, các bảng tính lớn, các thao tác hình ảnh đồ hoạ và các hog bộ nhớ tương tự cũng khá thú vị. Bạn có thể trang bị cho mình nhiều thành phần hữu ích và thú vị hơn nhiều. Hãy cân nhắc kỹ trước khi quyết định đầu tư.

Recent Posts

Tài khoản giao dịch Doanh nghiệp: Cách sử dụng và tối ưu hóa

Tài khoản giao dịch Doanh nghiệp là một công cụ quan trọng trong quản lý tài chính cho các doanh…

12 months ago

Tài khoản ngân hàng Doanh nghiệp: Nguồn lực cho sự phát triển kinh doanh

Tài khoản ngân hàng Doanh nghiệp không chỉ là một công cụ quản lý tài chính mà còn là trái…

1 year ago

Đăng ký tài khoản ngân hàng cho Doanh nghiệp

Trong cuộc sống hiện đại, tài khoản ngân hàng không chỉ đơn thuần là nơi để lưu trữ tiền mặt,…

1 year ago

Vay kinh doanh như thế nào để tránh rủi ro và đạt hiệu quả cao

Bạn đang muốn khởi nghiệp nhưng luôn lo lắng về những rủi ro tiềm ẩn và khó đạt hiệu quả…

1 year ago

Các biện pháp an toàn khi sử dụng thẻ rút tiền mặt

Bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao cần lưu ý an toàn khi sử dụng thẻ rút tiền…

1 year ago

TNEX – Ngân hàng điện tử tiên phong đáng tin cậy

Ngân hàng điện tử ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Với sự…

1 year ago